ATMT Nhật kí Anh ấy cứu người ở vai trò con người với con người

Anh ấy cứu người ở vai trò con người với con người

Trần Minh Hải,

,

Anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã có mặt tại điểm rơi trước khi em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 xuống. Nếu bảo bé sống là vì mái tôn cứu bé phủ nhận vai trò con người. Thế giới này vì thế mà vô cảm!

Anh ấy đã cứu bé

Có một video quay trực diện cho thấy anh ấy đã leo lên được và đang đứng trên mái tôn thì trượt chân ngã ra phía ngoài rồi mới đứng lên lại. Bé rơi, anh ấy chạm vào em bé bằng tay phải. Em bé bật lên lại văng về phiá xa bên trong gần mép tôn bên phải. Anh ấy leo lên ôm em bé. Chính cú bật lên làm giảm tốc, đổi phương đã cứu bé không phải nhận toàn bộ lực rơi theo phương thẳng đứng.

Thực tế không có anh này chạm vào bé thì nguyên tắc rơi thẳng đứng đứa bé văng ra phía ngoài mép tôn rơi xuống đất chứ không văng vào trong như vậy được vì mái tôn nghiêng ra ngoài và chính anh ấy đã trượt ngã ra ngoài.

Trẻ em thường vì buông xuôi thì cơ thể buông lỏng, lại đàn hồi tốt hơn sợ hãi mà gồng cứng, nên khi va chạm thương tổn ít hơn. Đỡ cú rơi này phải dùng phương pháp Aikido, tức theo đà mà đỡ, chứ không phải tạo phản vuông góc. Nếu đổi phương hay trượt tuột xuôi theo tôn, bị rơi ra ngoài thì phải có người chuẩn bị đệm mềm khu xung quanh.

Cho nên cứu người không phải là chỉ giơ tay đỡ, có thể hỗ trợ bằng đệm mềm.

Cứu tinh thần đứa trẻ

Anh ấy kể đã chạm được một tay vào em bé, cố với tới ôm và nói một câu an ủi bé.

Khi KHÔNG BIẾT TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỊ NẠN, KHÔNG DI CHUYỂN. Đó là nguyên tắc sơ cứu.

Nhưng cần nhất là có NGƯỜI làm những việc mà không ai khác có thể thay thế :

  • Cầm tay em bé,
  • Nói chuyện với bé, giữ cho bé TỈNH TÁO và BÌNH TĨNH,
  • GIỮ ẤM cho bé: có cái chăn (mền), tấm nhựa,
  • Không cho uống nước hay ăn cái gì,

“Tinh thần là yếu tố rất quan trọng nếu không may bị ngã cao. Tôi lấy ví dụ trẻ em suy nghĩ rất đơn giản, như một tờ giấy trắng, ít sợ hãi và dễ dàng buông xuôi, nên khi trẻ ngã trên mặt đất sẽ tự đứng dậy, những trường hợp trẻ ngã cao tôi quan sát thấy đỡ nguy hiểm hơn người lớn, dân gian vẫn gọi đó là hiện tượng bà mụ đỡ. Người lớn cũng vậy, nếu bị ngã cao, hãy chấp nhận và để tâm trí rơi vào trạng thái thiền.” (Trần Văn Phúc)

Người ta tranh cãi anh này có thật sự cứu em bé không hay đỡ trượt.

Tui khẳng định dẫu không đụng được vào em bé thì có mặt một người bên cạnh đã là một hành động cứu tâm hồn em bé rồi. Cho nên lần sau có thấy ai rơi hãy cứu.

Kiến thức sơ cứu

Cách bế em bé đưa xuống như mọi người làm là không nên. Ngay cả trong phim cũng thường là đưa người bị thương đi trong tình trạng lưng còng, cổ gập.

Thực ra, phải để em bé ở nguyên chỗ đó, kiểm tra có gì nguy hiểm tại chỗ không, nắm tay, giữ ấm cho bé, nói chuyện với bé. Cứu hộ sẽ đặt cáng cứu thương sát bên cạnh rồi đưa xuống bằng cáng, cáng luôn giữ ngang khi di chuyển.

Khi chưa có nhân viên cứu thương tới cần làm ngay

  • Gọi cứu thương, hay người thứ hai có mặt hay những người khác biết chuyện phải gọi cứu thương. Làm ơn gọi càng sớm càng tốt!
  • Nhân viên y tế là người biết cách KHÁM TRƯỚC, DI CHUYỂN SAU.

Ở Pháp, giáo viên, người làm việc với khách hàng như tài xế, huấn luyện viên thể thao,… buộc phải học khóa học sơ cứu trước khi có giấy phép hành nghề.

Kết luận

Anh ấy chạm được một tay vào em bé khi rơi, vươn tới ôm em bé, nói với bé, đưa bé xuống. Anh cứu người ở chỗ vai trò con người với con người.

Tài liệu tham khảo

Hình: https://pixabay.com/photos/first-aid-children-child-bicycle-1882049/

Hướng dẫn trích dẫn và phát hành lại bài viết và hình ảnh của An toàn Môi trường

Bài liên quan

Nhật kí - Chủ đề

Nhật kí - Bài mới

Mon jeu préféré : Tamashido Avancé

An toàn Môi trường

An toàn Môi trường

1,785FansLike
0SubscribersSubscribe