ATMT Ngôn ngữ Dùng từ "con" trong trường học

Dùng từ “con” trong trường học

Trần Minh Hải,

,

Nhân việc thầy cô gọi học sinh là “con” ở trường học

Con là một từ dành riêng

Nó là một từ độc đáo. “Con” là một danh từ dành riêng để chỉ một người trong mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái. Ông bà gọi con của con mình là cháu. Cô, chú, bác, dì, cậu, mợ, dượng gọi con của anh, chị, em mình là cháu… Từ “con” không bao giờ được dùng trong các mối quan hệ khác. Trong khi, cha mẹ thì có nhiều cách gọi khác nhau (mẹ, bầm, u, bu, mệ, mạ, má, thầy, cha, ba, bố,…) thì vai con luôn mãi là con, duy nhất là con.

Mối quan hệ cha mẹ – con cái là duy nhất, thiêng liêng. Không ai có đủ thẩm quyền lương tâm thay thế cha mẹ cũng như con cái trong mối quan hệ này được. Các thầy cô có dám nhận mình hi sinh cho học trò như cho con mình? Bằng mọi cách cha mẹ phải kiếm tiền nuôi dưỡng, cứu sống con cái mà không nhận tiền từ con. Thầy cô thì có nhận lương và học trò thì có đóng học phí. Cha mẹ nghỉ việc, thức đêm khi con đau ốm. Thầy cô thì không. Vậy nên khi ai đó tự xưng là mẹ của con mình thì ta thấy nó không đúng. Nếu lấy từ con chỉ cho một vai khác là đã lạm dụng mối quan hệ cha mẹ – con cái đặc biệt vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm không ai có thể thay thế (cả về pháp luật lẫn lương tâm). Cụ Hồ ngày xưa có từng nói “Thầy thuốc như mẹ hiền” cũng không phải “là mẹ hiền”. Không ai ngoài cha mẹ nên lấy danh nghĩa cha mẹ để gọi một người không phải con mình là “con”.

Như vậy “con” trong mối quan hệ cha mẹ – con cái vốn dĩ là để mô tả thứ bậc giữa hai thế hệ cách nhau từ 18 năm trở lên (theo Luật Hôn nhân Gia đình) không thể đảo ngược. Con không thể là cha, cha không thể là con. Vì giá trị thứ bậc đó, xưng hô “con” trong các mối quan hệ khác không đảm bảo sự tôn trọng. Tôn trọng nghĩa là chấp nhận hai người ngang hàng với nhau để có thể cởi mở học hỏi lẫn nhau, để có thể tranh luận, tức là chấp nhận sai bất kể độ tuổi, vai vế.

“Con” vốn là một danh từ chỉ vai người con trong mối quan hệ cha mẹ con cái. Khi dùng trong xưng hô “con” là một đại từ chỉ ngôi lâm thời do lấy từ gốc là một danh từ. “Con” không phải là đại từ chỉ ngôi chuyên dùng (như tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, nó, chúng nó). Các đây hai chục năm, học trò cũng có vài người xưng “con” với tui thì tui chỉnh ngay, nên là “em” như mọi người. Học trò không nên tự nguyện hay ép buộc vào vai “con” ở trường thầy cô không hơn gì học trò. Thầy cô chỉ là người đi trước vài năm, có kinh nghiệm hơn học trò vài năm. Thầy cô không giỏi hơn hơn trò và không nằm trong mối quan hệ giữa các thế hệ ở gia đình.

Vài người khác lại tỏ ra mình có mối quan hệ thân với thầy cô trước đám đông người khác bằng cách gọi chị em, anh em tui cũng sửa ngay. Ở môi trường nào sử dụng ngôn ngữ đúng ở môi trường đó. Ra khỏi trường học, quen biết thì chị em, anh em, ở trường là thầy cô và em khi tất cả mọi người cùng một xưng hô, mối quan hệ không bị bất bình đẳng ngay từ câu mở miệng.

“Các con học sinh” đi vào văn bản ở trường học là một vấn đề nghiêm trọng

Vì xưng hô được chấp nhận quá lâu, không đánh giá, dẫn đến việc xuất hiện cụm từ “các con học sinh” trong văn bản ở trường học lại làm nên chuyện lớn. Quy định nào bắt đầu cho phép dùng “các con học sinh” trong nhà trường?

Từ “con” lúc này không còn là đại từ chỉ ngôi lâm thời nữa mà là loại từ. Nó là từ chỉ đơn vị cá thể động vật. Loại từ này mô tả được mức độ tôn trọng khác nhau. Như gọi “ông chủ” hàm ý tôn trọng để đối với “con ở” với ý khinh miệt. Ở trường học, “ông hiệu trưởng”, “bà hiệu trưởng” được tôn trọng hơn và “con học sinh”, trở thành vế tương đương “con ở”. (Thanh Hằng, về cụm từ “các con học sinh”)

Tóm lại, “con” là một từ dành riêng chỉ mối quan hệ cha mẹ và con cái, “các con học sinh” đi vào văn bản là một vấn đề lớn vì ở đây “con” là loại từ hàm ý khinh miệt.

Phụ lục

Bổ túc kiến thức ngữ pháp tiếng Việt

  • Tao, mày, tôi, chúng tôi, nó, chúng nó là “đại từ chỉ ngôi chuyên dùng”.
  • Em, anh, chị, cha, mẹ, ông, bà, cô, thầy, … là “đại từ chỉ ngôi lâm thời”
  • Cái, con, cục, hòn, chiếc, quyển, cuộn, thanh, bông, bắp, cây… là “loại từ”.

Ngữ pháp tiếng Việt không có “mạo từ”.

Tài liệu tham khảo

  1. Thanh Hằng. 2022. Về cụm từ “các con học sinh”

Bài viết liên quan

Hướng dẫn trích dẫn và phát hành lại bài viết và hình ảnh của An toàn Môi trường

Bài liên quan

Ngôn ngữ - Chủ đề

Ngôn ngữ - Bài mới

Mon jeu préféré : Tamashido AvancéTamashido - la voie des billes

An toàn Môi trường

An toàn Môi trường

1,785FansLike
0SubscribersSubscribe
Bài trướcNội lực
Bài tiếp theoBa mức độ ngôn ngữ