Bài học ba bước của Montessori
Bài học ba bước :: The three period lesson ::: La leçon en trois temps
- Từ gọi tên đến bài học ba bước
- Chú ý khi thực hiện
- Đặc điểm, ý nghĩa và ứng dụng
- Yêu cầu đối với phụ huynh và người lớn
- Ý nghĩa của bài học ba bước
- Các ứng dụng khác
Từ gọi tên đến bài học ba bước
Gọi tên
Bài học ba bước là một kĩ thuật cơ bản do Edouard Séguin sáng tạo vào cuối thế kỉ XIX khi ông làm việc với trẻ khiếm thính. Kĩ thuật này được dựa trên cơ sở khái niệm gọi tên ::: nomer. Gọi tên rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Không có tên gọi chúng ta không thể liên lạc với nhau. Cha mẹ bắt đầu nói với con bằng cách gọi tên con cái, dạy trẻ gọi tên mình. Người lớn đã nói để trẻ nghe hằng ngày và trẻ luôn luôn hấp thu những thứ chúng ta nói. Trẻ nắm được từ khóa trong câu được nghe để suy diễn ra ý nghĩa. «Anh lấy giùm em lọ muối!” Khi cha lấy lọ muối đưa cho mẹ, bé nhận ra đây là “lọ muối”. Cha nói “đi giày vào”. Cha dắt tay bé đến chỗ để giày và lấy đôi giày của bé ra để đi cho bé. Bé nhận ra cái này là “giày”… Trẻ đã bắt được ý nghiã của mọi thứ vào mọi lúc bằng cách đoán ra mối liên hệ trong khi tương tác với mọi người. Bằng cách này, trẻ học được tên đồ vật và khái niệm xung quanh mình.
Ba yếu tố để chúng ta nhớ tên đối tượng là phải có ý thức về nó, yêu thích nó và có nhiều trải nghiệm với nó. Theo Maria Montessori, cái tên biểu hiện kinh nghiệm, đây là phần cuối cùng cần thiết để làm cho hiểu biết trở thành nhận thức đầy đủ của bản thân. Một cái tên chỉ có nghĩa khi chúng ta nhận thức sâu sắc về đối tượng đó. Chúng ta có thể gọi tên một đối tượng chỉ khi mình đã từng có kinh nghiệm sâu sắc với nó. Vì vậy trong phương pháp Montessori, người lớn chỉ cung cấp cái tên cho trẻ sau khi trẻ có trải nghiệm với vật đó rồi, không bao giờ bắt đầu bằng việc gọi tên. Nếu trẻ chưa từng nhìn thấy hay ăn pho mát, không có cách nào đơn giản hơn để chỉ cho trẻ khái niệm «pho mát».[3]
Trẻ em cần biết gọi tên, đặc biệt với những đối tượng mà trẻ đã từng làm việc với, để trẻ có thể nói đã làm gì, tìm hiểu nguyên liệu đã dùng, mô tả hoạt động của mình. Trí tuệ hấp thu của trẻ thu nhận được những từ mà chúng ta dùng hằng ngày và khi chúng ta chỉ ra cho trẻ thấy mối liên hệ trực tiếp giữa từ vựng và hành động đặc biệt, chúng ta làm cho trẻ nhận thức được có mối liên hệ giữa hành động hay sự vật (đối tượng) với từ vựng và từ này lưu trữ trong trí nhớ của trẻ. Khi có ý thức về một khái niệm mới, trẻ khám phá môi trường của mình với cách nhìn mới. Trẻ sẽ không sử dụng từ đó chỉ trong ngữ cảnh mà trẻ đã học mà cả trong tất cả các hoàn cảnh khác mà hoạt động này hay đối tượng này có thể được dùng. [3] Ví dụ, từ « épais » (đặc, dầy) có thể được dùng để chỉ tính chất gỗ làm bậc thang màu nâu, nhưng cũng là tính chất của cái bình đầy nước hay cái túi chứa quá đầy. Nếu trẻ đã học cách dọn bàn ăn thì sau đó trẻ có thể sử dụng từ “bát” (chén), “đũa”, “thìa” (muỗng), “cốc” mỗi khi nhìn thấy chúng. Trẻ có kinh nghiệm và nhận thức được tính trừu tượng của mỗi từ này. Có 3 bước để nắm được một khái niệm: người lớn giới thiệu khái niệm, sau đó cần có một thời gian đủ dài để trẻ trải nghiệm với tên gọi này hay quen thuộc với nó, dẫn tới việc bé sẽ gọi tên ra bằng lời vào một lúc nào đó. Việc này thực hiện qua bài học ba bước.
Bài học ba bước
Bài học gồm ba bước : giới thiệu, trải nghiệm và ghi nhớ từ vựng.
- Bước 1. Gọi tên: đưa ra 3 vật, nói tên từng vật.
- Bước 2. Trải nghiệm: tạo các trò chơi để kiên kết giưã tên với đồ vật. Ví dụ đề nghị trẻ chỉ ra đồ vật khi được gọi tên.
- Bước 3. Ghi nhớ: Trẻ tự gọi được tên của mỗi vật.
InfoMontessori. 2008. Montessori – Sensorial – The Three Period Lesson.
Ví dụ dạy con về màu sắc
- Gọi tên: Mẹ giới thiệu đây là màu đỏ, đây là màu vàng, đây là màu xanh.
- Trải nghiệm: Mẹ hỏi màu vàng đâu? Màu đỏ đâu? Màu xanh đâu?
- Ghi nhớ: Mẹ hỏi đây là màu gì? Bé trả lời được màu xanh hay đỏ hay vàng.
Angela Chang. 2017. How to Present the Montessori Three Period Lesson.
Liên kết chọn lọc
- Maria Montessori. Phương pháp giáo dục. Tập 1. Ngôi nhà trẻ thơ.
- http://montessoripyreneesatlantiques.weebly.com/uploads/5/6/0/3/56032079/projet_educatif_(francais_english).pdf
Tài liệu tham khảo
- Maria Montessori. Pédagogie scientifique. Tome 1. La découverte de l’enfant. Paris. 2016. Chapitre La Maitresse. https://livre.fnac.com/a12820740/Maria-Montessori-La-decouverte-de-l-enfant
- Maria Montessori. Khám phá trẻ thơ. Chương Người thầy. Phần bài học ba bước. Nhà xuất bản Tri thức. 2016.
- http://montessoripyreneesatlantiques.weebly.com/uploads/5/6/0/3/56032079/projet_educatif_(francais_english).pdf
- Céline Alvarez. Les lois naturelles de l’enfant https://www.celinealvarez.org/affinement-des-sens/introduction
Là tui, Minh Hải đã cập nhật 10/4/2021.