Cuộc đời của Maria Montessori mô tả sự phát triển phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở tâm lí trẻ em.
Học vấn
Maria Montessori (1870 – 1952) là nhà giáo dục, bác sĩ người Ý. 1896 bà hoàn thành luận án tiến sĩ về tâm thần học tại trường đại học Rome và trở thành nữ bác sĩ đầu tiên ở Ý. Bà làm trợ lí bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Santo Spirite và mở một phòng khám tư.
Trong khi làm việc với trẻ em khuyết tật, bà tiếp tục các nghiên cứu của mình, dẫn đến việc tìm hiểu sâu hơn công việc của hai bác sĩ người Pháp, Jean-Marc Gaspard ITARD và Edouard SEGUIN, những người đã phát triển các phương pháp giáo dục cho trẻ em khuyết tật và thiết kế một cách tiếp cận bệnh tâm thần. Maria đi đến kết luận rằng giáo dục có lợi cho những đứa trẻ này hơn là chỉ chăm sóc y tế.
Trong những năm từ 1899 đến 1901, bà tham gia Hội nghị giáo dục ở Turin và thực hiện một loạt các hội thảo. Sau đó, bà trở thành hiệu trưởng trường trị liệu ngôn ngữ quốc gia. Bà bắt đầu phát triển những học cụ đặc biệt cho trẻ em ở trường mình. Những đứa trẻ đã phát triển không ngờ, có khả năng đọc và làm bài thi tốt hơn học sinh bình thường. Bà nghiên cứu những nguyên nhân gây cản trở việc học của trẻ em ở các trường học chính thống.
1901, Maria Montessori tiếp tục học chuyên ngành tâm lý học, giáo dục học, triết học tại Đại học Rome. Trong những năm từ 1903 đến 1908, Maria làm giáo sư tại viện Giáo dục thuộc đại học Rome về lịch sử nhân chủng học và ứng dụng trong giáo dục.
Xây dựng phương pháp giáo dục
Từ năm 1906, bà làm việc với trẻ em ở tuổi mẫu giáo và bà sáng tạo phương pháp giáo dục Montessori. 6/1/1907, Ngôi nhà trẻ thơ ::: “Casa Dei Bambini” đầu tiên ra đời tại San Lorenzo, Ý. 1908, bà nổi tiếng khắp thế giới với phương pháp giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở những khám phá về nội tâm của trẻ em qua thực nghiệm, quan sát và nghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho nền giáo dục thế giới. Từ đó, bà đào tạo các nhà giáo dục và viết sách về phương pháp giáo dục của mình.
Năm 1909, Maria Montessori tổ chức khóa đào tạo đầu tiên về phương pháp giáo dục của mình với khoảng 1 trăm giáo viên tham gia. Cũng trong năm này, cuốn sách Phương pháp Giáo dục Khoa học ::: La Pédagogie Scientifique ra đời, giải thích về phương pháp và nguồn gốc của phương pháp.
Trong năm 1911 và 1912, những trường học Montessori đầu tiên ra đời tại Mĩ, đặc biệt là Alexander Graham Bell, người đã tạo ra lớp học Montessori ngay tại nhà mình. Cuốn sách Phương pháp Montessori :: The Montessori Method được xuất bản. Bà tổ chức khóa học thứ hai về phương pháp giáo dục Montessori.
Từ năm 1913 đến năm 2018, bà đến Mĩ giảng dạy nhiều khóa về phương pháp giáo dục của mình, được Hội đồng Montessori Mĩ ủng hộ. Bà đã gặp nhiều nhân vật nổi tiếng như John Dewey, Thomas Edison et Helen Keller. Hiệp hội Montessori được thành lập tại Mĩ.
Năm 1917, bà đến Hà Lan, nơi bà đã gặp nhà sinh vật học Hugo de Vries. Cuộc gặp mặt này sau này đã giúp ông giải thích khoa học cho khám phá của bà về các giai đoạn nhạy cảm ::: périodes sensibles.
Giữa năm 1922 và 1923, Lilli E. Peller-Roubiczek (1898-1966) thành lập ngôi nhà trẻ thơ Montessori ở Vienne, Áo. Montessori xuất bản cuốn Trẻ em trong Gia đình ::: L’Enfant dans la Famille.
Năm 1930, chủ nghĩa Phát xít ra đời, bà nhận ra nền giáo dục dựa trên sự phát triển của nhân cách tự do không thể được thực hiện trong môi trường độc tài. Năm 1934, phản đối chế độ pát xít, Maria Montessori tị nạn ở Hà Lan với con trai. 1935, Maria Montessori xuất bản cuốn sách Trẻ em ::: L’Enfant.
Năm 1936, chính quyền Ý phát xít lên án và cấm đoán các nguyên tắc giáo dục của Maria Montessori. Hậu quả là tất cả các trường Montessori bị đóng cửa. Maria Montessori rời Ý đến sống tại Tây Ban Nha. Nhưng khi tới Franco bà buộc phải trốn sang Hà Lan trên con tàu quân sự của Anh. Bà thành lập Hiệp hội Montessori Quốc tế ::: Association Montessori Internationale tại đây.
Năm 1939, bà đến Ấn Độ. Ở Madras, bà bị quản thúc tại nhà với tư cách là công dân Ý cho tới năm 1945. Bà tận dụng cơ hội này để thành lập nhiều trường Montessori. Bà đã gặp các nhân vật nổi tiếng ở Ấn Độ : Gandhi, Nehru và Tagoré và bà ngày càng hứng thú với trẻ sơ sinh.
Năm 1945, bà trở lại châu Âu và năm 1947 bà tổ chức chương trình thực tập tại Luân Đôn. Bà xây dựng lại các trung tâm Montessori tại Ý theo yêu cầu của nhà nước.
Năm 1949, Maria Montessori xuất bản Tinh thần Hấp thu của trẻ em ::: L’Esprit absorbant de l’enfant truyền đạt cách tiếp cận với tinh thần và triết học về trẻ em, cũng như những gì học được từ triết học Hindu. [1]
Liên kết chọn lọc
- Martine Gilsoul. Maria Montessori – Une vie au service de l’enfant. 2020. https://livre.fnac.com/a14836948/Martine-Gilsoul-Maria-Montessori
- Qui est Maria Montessori? https://femininppl-dd.videos.prismamediadigital.com/media/v1/pmp4/static/clear/811631557001/38cd1c9e-eb10-4bb6-a5c1-1772181fdcb3/f4fbe33a-35cb-4ebb-8595-811b8165216d/main.mp4
https://www.association-montessori.lu/maria-montessori/biographie/ - Lilli E. Peller-Roubiczek. The Children’s House . https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1078085.pdf
- Emma Plank-Spira. http://www.transatlanticperspectives.org/entry.php?rec=82
Tài liệu tham khảo
- Biographie de Maria Montessori. https://www.association-montessori.lu/maria-montessori/biographie/
Là tôi, Trần Minh Hải, đã cập nhật ngày 7/9/2019.