ATMT Khoa học - Kĩ thuật Hóa chất Nhiệt kế thủy ngân - chất độc dân dụng

Nhiệt kế thủy ngân – chất độc dân dụng

Trần Minh Hải,

,

Báo đăng trường hợp một bé gái 11 tuổi bị thương ở đầu ngón tay cái do nhiệt kế vỡ tạo vết cắt [1]. Bị thương từ ngày 5/2 tới 11/2 người nhà mới đưa vào bệnh viện vì vết thương nghiêm trọng hơn. Điều đó chứng tỏ người dân không có hiểu biết nhiệt kế thủy ngân bị vỡ gây độc. Các hạt thủy ngân nằm trong cơ, dễ dàng nhiễm độc máu.

Đúng theo quy định, nhiệt kế thủy ngân phải dán 3 cái nhãn này. Dán xong nhìn phát khiếp đúng ra là phải cấm trong dân dụng.

  • Độc chết người qua đường thở,
  • Độc với bào thai,
  • Độc với các cơ quan khi tiếp xúc nồng độc thấp thời gian đủ lâu
  • Độc cho sinh vật dưới nước, tác hại lâu dài

Việt Nam vẫn còn cho phép bán và sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Trong khi lệnh cấm có hiệu lực tại Pháp từ ngày 1/1/1999 [2] và tại châu Âu từ 2009 [3].

Nhiệt kế thủy ngân phải được kiểm soát như chất nguy hại, phải có giấy phép buôn bán, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản, lưu trữ, thải bỏ an toàn. Thủy ngân có trong danh sách chất độc bảng A (độc nhất), chất thải nguy hại nhưng lại vẫn được sử dụng trong dân dụng là vô lí. Công dụng của nó rất nhỏ và lại có những kĩ thuật khác thay thế, khác với X quang – vẫn phải trả giá cho lợi ích.

Thủy ngân (Hg) :: mercury ::: mercure là một kim loại dạng lỏng ở điều kiện không khí bình thường, không tan trong nước, không lan trên bề mặt vật liệu thông thường (như gỗ, thủy tinh,…) mà vón tròn lại thành hình cầu. Thủy ngân không chỉ độc thần kinh, ảnh hưởng hệ hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch mà nó dễ gây độc vì có khả năng thấm qua da, có thể gây tử vong.

Cách lưu trữ an toàn là dùng dụng cụ hốt thủy ngân cho vào chai thủy tinh, đổ nước lên ngập bề mặt, đậy nắp lại. Chuyển chai chất thải tới nơi xử lí chất thải nguy hại. Không được bỏ vào bất cứ thùng rác hay bãi rác nào khác.

Tài liệu tham khảo

  1. Hi hữu: Cháu bé bị nhiễm độc thủy ngân khi đo thân nhiệt. https://tuoitre.vn/hi-huu-chau-be-bi-nhiem-doc-thuy-ngan-khi-do-than-nhiet-20210227181516038.htm
  2. L’UE interdit le mercure dans les thermomètres et les baromètres. https://www.legifrance.gouv.fr/jorf/id/JORFTEXT000000209598
  3. https://www.lemonde.fr/planete/article/2007/07/11/l-ue-interdit-le-mercure-dans-les-thermometres-et-les-barometres_934224_3244.html

Hướng dẫn trích dẫn hay phát hành lại bài viết và hình ảnh của An toàn Môi trường

Bài liên quan

Hóa học - Chủ đề

Hóa học - Bài mới

Mon jeu préféré : Tamashido AvancéTamashido - la voie des billes

An toàn Môi trường

An toàn Môi trường

1,785FansLike
0SubscribersSubscribe