ATMT Sống khỏe Xét nghiệm và dịch COVID-19

Xét nghiệm và dịch COVID-19

Trần Minh Hải,

,

Xét nghiệm tìm virus tìm virus và xét nghiệm tìm kháng thể sẽ cho thấy được khoảng 6% dân số có thể bị nhiễm tại thời điểm lấy mẫu (theo nghiên cứu của các nước khác trên thế giới đã làm).

Xét nghiệm tìm virus có những sai số:
  • Dương tính giả
    • Trung bình 5% dương tính giả nếu dùng xét nghiệm RT-PCR tìm virus,
    • Khoảng 1% nếu dùng xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên;
  • Âm tính giả
    • 13% nếu dùng xét nghiệm RT-PCR tìm virus,
    • Lên đến 50% nếu dùng xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên;

Xét nghiệm tìm virus chỉ cho thấy tại thời điểm trước ngày lấy mẫu khoảng 1 tuần, người đó có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không, mà không mô tả trước đó thời gian lâu hơn như 3 tuần hay 1-3 tháng người đó đã từng bị nhiễm. Nếu người đó bị nhiễm trong vòng 4 ngày, khả năng xét nghiệm ra virus là bằng không. Độ chích xác của xét nghiệm phụ thuộc rất lớn vào thời điểm lấy mẫu.

Xét nghiệm 10 triệu người thực hiện từng người một (không gộp mẫu), chúng ta kì vọng sẽ có 600.000 người bị nhiễm (giả định tỉ lệ nhiễm là 6% như y văn).

  • Nếu dùng phương pháp RT-PCR tìm virus có độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 95% cho kết quả 992.000 mẫu là dương tính. Trong đó,
    • Phát hiện 522.000 người nhiễm thật trong số 992.000 mẫu dương tính và
    • Bỏ sót 78.000 người nhiễm mà kết quả xét nghiệm âm tính (tỉ lệ âm tính giả là 13% của số người dương tính thật).
    • Không nhận ra 470.000 người không nhiễm (tỉ lệ dương tính giả là 5% của số người âm tính thật) trong số 992.000 người dương tính.
Như vậy xác xuất một người xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mà dương tính thật sự nhiễm virus là 522.000/(522.000+470.000) = 53%.
  • Nếu dùng phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên có độ nhạy 50%, độ đặc hiệu 99% cho kết quả là có 394.000 mẫu dương tính. Trong đó,
    • Phát hiện 300.000 người dương tính thật trong số 394.000 mẫu dương tính và
    • Bỏ sót 300.000 người nhiễm mà kết quả xét nghiệm âm tính (tỉ lệ âm tính giả là 50% của số người dương tính thật sự).
    • Không nhận ra 94.000 người không nhiễm (tỉ lệ dương tính giả là 1% của số người không nhiễm thật sự) lẫn trong số 394.000 mẫu dương tính.

Như vậy xác suất một người xét nghiệm bằng phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên mà dương tính thật sự đã nhiễm virus là 300.000/(300.000+94.000) = 76%. Tuy nhiên xét nghiệm nhanh bỏ sót đến 50% người nhiễm (âm tính giả).

Cả hai phương pháp xét nghiệm đều có nhược điểm lớn là xác suất thấp, bỏ sót nhiều ca nhiễm lẫn trong số mẫu âm tính. Chiến lược xét nghiệm đại trà để bóc tách người dương tính hiệu quả tối đa chỉ được cỡ 50% khi chúng ta tin rằng cách li người nhiễm sẽ giảm lây 100%. Và những người âm tính giả vẫn là nguồn lây khi chưa thể nhận biết bằng xét nghiệm để cách li.

Mặt khác, xét nghiệm tìm kháng thể có thể tìm thấy nhiều người đã nhiễm hơn xét nghiệm tìm virus hàng chục lần khi các nước không thực hiện xét nghiệm toàn dân mà chỉ xét nghiệm có mục đích. Xét nghiệm tìm kháng thể sẽ cho kết quả dương tính khi

  • Đã nhiễm virus và tạo ra kháng thể, khi chưa có vaccin;
  • Đã chích ngừa;

Do đó trước khi chích ngừa cần xét nghiệm tìm kháng thể chứ không phải xét nghiệm tìm virus.

Xét nghiệm virus đại trà chỉ nhìn thấy phần rất nhỏ của dịch, lọc ra được rất ít ca dương tính, có đến 13-50% không thể cảnh báo để cách li vì lẫn trong số mẫu xét nghiệm âm tính, nhưng có tới 5% bị kết luận nhầm là đã nhiễm. Như vậy xét nghiệm đại trà cần phải chi phí lớn mà đạt hiệu quả kém.

Một người xét nghiệm nhiều lần mỗi 2 ngày hay mỗi 7 ngày vậy thì số lượng mẫu vẫn lớn kéo theo chi phí lớn. Tìm ra được ca nhiễm hơn nhưng vẫn luôn có tỉ lệ nhiễm bị bỏ sót (xét nghiệm vẫn ra âm tính) và tiếp tục lây nhiễm. Vì vậy hiệu quả và chi phí luôn là yếu tố phải quan tâm khi đưa ra giải pháp.

Số ca nhiễm biết được sau mỗi lần xét nghiệm sẽ được xử lí thế nào mới là điều quan trọng để giảm tử vong.

Xét nghiệm xong, những ca dương tính vẫn tự cách li ở nhà, mà 80% không triệu chứng thì không có gì khác phải thay đổi. Dương tính mà ở tỏng hộ gia đình nhiều thế hệ và chật chội thì lây nhiễm cả nhà là chuyện của thời gian và không thể tránh khỏi. Giải pháp là giãn dân, tốc dộ lây có thể giảm. Hiệu quả hay không tùy vào biến thể của virus.

Tài liệu tham khảo

  1. Covid-19 mise au point. https://urgences-serveur.fr/covid-19-mise-au-point.html
  2. – Giá một lần xét nghiệm COVID-19 theo quy định mới là bao nhiêu? https://tuoitre.vn/gia-mot-lan-xet-nghiem-covid-19-theo-quy-dinh-moi-la-bao-nhieu-20210707131112783.htm
  3. Nguyễn Văn Tuấn. Vấn đề xét nghiệm đại trà.  2021. https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1303634056750575

Hướng dẫn trích dẫn và phát hành lại bài viết và hình ảnh của An toàn Môi trường

Bài liên quan

Sống khỏe - Chủ đề

Sống khỏe - Bài mới



An toàn Môi trường

An toàn Môi trường

1,785FansLike
0SubscribersSubscribe
Tamashido - la voie des billesTamashido - la voie des billes