ATMT Trẻ em Cha mẹ Sách "Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói" của...

Sách “Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói” của Adele Faber, Elaine Mazlish

Trần Minh Hải,

Tóm tắt sách

Cuốn sách “Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói” của Adele Faber, Elaine Mazlish. Bản tiếng Việt dày 428 trang do người dịch là Trần Thị Hương Lan xuất bản năm 2015 tại TPHCM, do nhà xuất bản Tri thức thực hiện.

Cuốn này giải thích tại sao có người nói con nghe và hiếm khi phải nổi cáu, có người thì mệt với con mình. Yêu thương thôi chưa đủ phải có phương pháp đúng. Cuốn sách nói trực tiếp về cách dạy con theo cách tiếp cận về khía cạnh tâm lí. Cuốn này được viết như giáo trình, có các bài học, lí luận, ví dụ cụ thể, từ mức độ thấp tới cao. Có cả các giải pháp mà các nhà tư vấn tâm lí sử dụng áp dụng cho việc cha mẹ nói chuyện với con cái để tránh xung đột căng thẳng. Cuốn này chính xác nói về giải pháp thực hiện thường xuyên, nhưng không phải thủ thuật mà phải là cảm xúc thật của cha mẹ với con cái.

Sách có giải thích diễn biến tâm lí, hoàn cảnh áp dụng và hiệu quả của từng phương pháp. Cuốn này hay ở những nghiên cứu và thực nghiệm của các tác giả, chứ không chỉ là các bài học giáo điều. Giá trị của nó ở những phần bình luận về những câu chuyện thực tế phía sau các phương pháp.

Các giải pháp cuốn sách đưa ra dựa vào tâm lí trẻ để ứng xử:

  • Giúp trẻ xử lí cảm xúc của mình
  • Khuyến khích trẻ hợp tác
  • Giải pháp thay thế hình phạt
  • Giải quyết vấn đề
  • Khuyến khích tính tự lập
  • Khen ngợi
  • Gỡ bỏ gánh nặng một vai diễn bị áp đặt

Đọc sách mới có giải thích đầy đủ và thuyết phục.

Nhận xét

Tui đã tìm cuốn sách như thế này cả gần chục năm. Chỉ đọc qua là thấy nó đúng cái mình tìm. Tôi đã đọc cuốn này nhiều lần, đánh dấu chi chít. Cuốn sách nói đúng về những giải pháp tôi đang tìm để hiểu con. Cuối cùng, đọc xong mình cần sửa mình mới là dạy con. Với tôi, những điều quan trọng là

  • Tôn trọng trẻ: tôn trọng nhân cách, tôn trọng cảm xúc của trẻ
  • Quan tâm tới cảm xúc của con quan trọng hơn là làm mọi cách để con làm theo ý mình muốn ngay lập tức.
  • Sự phát triển về tinh thần, tình cảm, sự vận động của trẻ quan trọng hơn số đo cân nặng và chiều cao hay vẻ đẹp bên ngoài.

Cuốn sách giải thích các giải pháp nói chuyện với con đầy tình cảm đảm bảo cha mẹ chắc chắn nói chuyện được với con, tin vào con. Sách làm tui bớt nóng tính đi rất nhiều, bình tĩnh nghĩ xem nên nói với con thế nào để con cũng bớt giận. Do đó EQ tăng vùn vụt!

Các giải pháp đúng cho cả mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp…

Các giải pháp khó ở chỗ tạo ra những thói quen nói chuyện hoàn toàn khác với tiềm thức, trí nhớ, logic đã có từ trước.

Ghi chú

Cách dùng từ tiếng Việt khi dịch chưa thể hiện được sự tôn trọng với trẻ. Ví dụ, gọi trẻ bằng các đại từ “nó”, “chúng”… Tiếng Anh và tiếng Pháp không có dạng thức đại từ mô tả sắc thái tình cảm như trong tiếng Việt, nên việc dịch không đơn giản là phiên từ ngoại ngữ sang tiếng Việt thông thường. Ở đây, tôi cho rằng mình phải hiểu được quan điểm của tác giả là luôn luôn cần thể hiện sự tôn trọng trẻ. Vợ gọi chồng bằng “nó” là đã thể hiện sự coi thường, có nguy cơ li dị. Đối với con cũng vậy.

Tôi trích dẫn có chỉnh sửa, viết lại theo logic và cách hiểu của cá nhân tôi.

Tui ghét cái câu “mọi sao chép, trích dẫn phải có sự đồng ý bằng văn bản của công ty…”. Trích dẫn chính là sao chép mà có ghi chú tác giả, tác phẩm… rõ ràng là hợp lệ. Không ai cấm trích dẫn cả. Những tác giả càng được trích dẫn nhiều, càng thể hiện ảnh hưởng lớn, càng nổi tiếng. Chứng tỏ công trình (sách) của tác giả đó có giá trị. Nhà xuất bản, đơn vị giữ bản quyền được hưởng lây danh tiếng đó của tác giả.

Liên kết chọn lọc

Tài liệu tham khảo

Cập nhật: 6/11/2016.

Hướng dẫn trích dẫn hay phát hành lại bài viết và hình ảnh của An toàn Môi trường

Bài liên quan

Trẻ em - Chủ đề

Trẻ em - Bài mới

Giáo dục vì hòa bình

304FansLike
0SubscribersSubscribe
Mon jeu préféré : Tamashido AvancéTamashido - la voie des billes

An toàn Môi trường